Chú thích Cao_Văn_Lầu

  1. Ghi theo bia mộ (ảnh). Có nguồn như: Từ điển nhân vật lịch sử (tr. 74), , ghi ông sinh năm 1892.
  2. Theo Trần Đức Thuận. Học giả Vương Hồng Sển nói ông có tật ở tay (sách ghi ở mục tài liệu).
  3. Trong Hồi ký 50 năm mê hát, Ông Vương Hồng Sển cho biết: "Nếu phải kể công đầu, đáng làm hậu tổ cải lương, đó là ông Hai Khị ở Bạc Liêu. Nghe đâu ông sống lối năm 1915...Ông đau cổ xạ, ngón tay co rút và ngo ngoe rất khó. Thế mà ông có tài riêng, không ai bắt chước được. Ai muốn thử tài cứ đến nhà, ban đầu ông giở mùng cho xem, chỉ trống, kèn, chụp chõa trơ trơ ở trong ấy. Thế rồi khách ra ngồi salon, ông Khị chun vô mùng, một "mình ên", rồi bỗng nghe trọn bộ cổ nhạc khua động có tiết tấu nhịp nhàng y như có cả bốn năm người hòa tấu: trống xổ, kèn thổi, đờn kéo ò e, chụp chõa lùng tùng xòa...Không ai biết ông làm cách nào mà được vậy, quả là diệu thuật" (sách ghi ở mục tài liệu, tr. 46).
  4. Con trai cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu kể chuyện về bản 'Dạ cổ hoài lang'
  5. Ghi theo Bàn về thời điểm ra đời và nguồn gốc của bản Dạ cổ hoài lang của Trần Phước Thuận và Từ điển nhân vật lịch sử. Có nguồn ghi khác, xem thêm Dạ cổ hoài lang).
  6. Tô Huệ 蘇惠, tự Nhược Lan, người đất Thần Châu đời nhà Tấn (265-419). Nàng dung nhan kiều mị, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng. Khi Tô được 20 tuổi cha mẹ đính gả cho hàn sĩ Đậu Thao, người cùng quê.Sau Đậu Thao đỗ đạt làm quan, may mắn được nhậm chức tại Thần Châu, không phải đi xa. Đang yên ấm, nhưng rồi vì công vụ cần thiết, nhà vua truyền Đậu Thao ra trấn nhậm đất Lưu Sa. Ba năm xa cách với nỗi thương nhớ triền miên, nàng lấy gấm vuông độ chừng một thước, dùng chỉ ngũ sắc thêu 10 bài tứ tuyệt do mình làm. Nàng thêu theo hình trôn ốc, từ ngoài xoáy tròn vào trung tâm bức gấm. Xong nàng tự tay dâng lên nhà vua, nhưng cả triều đình không ai đọc được. Được vua cho phép, nàng Tô Huệ đứng giữa triều cất tiếng ngâm với một giọng bi thiết bài Chức cẩm hồi văn. Nhà vua quá cảm động, vội hạ chiếu cho gọi Đậu Thao về ngay.